Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Người nghệ sĩ trong xã hội: triển lãm “quê hương tan rã” – tranh Nguyễn Thái Tuấn – trapholt, đan mạch 2016

Stefano Harney
Chuyển ngữ:
Đinh Từ Bích Thúy

clip_image001

Nguyễn Thái Tuấn, Tranh đen số 112. 2015. Sơn dầu. 130x100cm 

clip_image002

Nguyễn Thái Tuấn, Không đề (Ngôi trường ở Quảng Trị), thuộc loạt tranh Di sản. 2013-15. Sơn dầu. 150x200cm. 

clip_image003

Nguyễn Thái Tuấn, Không đề, thuộc loạt tranh Di sản. 2014. Sơn dầu. 150x200cm 

clip_image004

Nguyễn Thái Tuấn, Không đề. 2015. Sơn dầu. 150x120cm

Bốn tác phẩm trên đang được trưng bày trong cuộc triển lãm: When Things Fall Apart: Critical Voices on the Radars tại bảo tàng Trapholt, Kolding, Đan mạch. Triển lãm kéo dài từ 11-02-2016 đến 28-10-2016 là một phần của IMAGES 2016 BIENNALE.

***

“Những chất vấn về vai trò của người hùng và đao phủ trong lịch sử là quan tâm chính của Nguyễn Thái Tuấn. Loạt tranh Di sản của anh là một cách đọc lại lịch sử bằng cách minh họa hậu quả của chủ nghĩa cộng sản và chiến tranh trên xứ sở anh. Những tòa nhà thuộc địa đổ nát và những con người vô danh biểu hiện cho cái quá khứ đớn đau này, và đồng thời bày tỏ triết lý của một chế độ đã sử dụng lịch sử như vũ khí tuyên truyền. Sự băng hoại của giá trị văn hóa, những xung đột tiêu cực với tôn giáo, sự vắng bóng của công lý và dân chủ là những độc tố làm nên cấu trúc của xã hội. Sự sợ hãi, điều không thể nói, và sự chối từ đã tạo ra một con quái vật vô hình và hống hách gây căng thẳng tinh thần, áp đảo quyền tự do lựa chọn và dung túng những hành vi mờ ám tạo ra từ nghi ngờ và dối trá. Không một tầng lớp xã hội nào thoát ra sự ô nhiễm tai hại đã khiến người dân bị trong tâm trạng phân liệt chếnh choáng đầy hoang tưởng.

… Những bức tranh đồng thời chất vấn ý niệm của thời gian, làm người xem tự hỏi đến bao giờ những vết sẹo của chiến tranh sẽ lành lặn trong khi lịch sử của quốc gia đã hạ màn. Khi lịch sử xoay vòng, câu chuyện vẫn chỉ có một đoạn kết đơn điệu: người dân thường không thể thực hiện những giấc mơ của họ, họ vẫn không có khuôn mặt, hay tiếng nói, từ thập kỷ này sang thập kỷ khác.”

[“These questions concerning the roles of the hero and the executioner in history are also the dominant concern of Nguyen Thai Tuan. His series Heritage is a re-reading of history through an analysis of the impact of communism and war on his country. Colonial buildings in ruins and anonymous characters represent traces of this paintful past, which is evident in the morals imposed by a regime using history as a propaganda weapon. The deterioration of cultural values, the exacerbation of religious antagonisms, the absence of justice and democracy are toxic ingredients on which the structure of the society is based. Fear, the unspoken, and denial have engendered an invisible and imperious monster that feeds psychic tensions, suppresses freedom of choice and perpetuates aberrant forms of behaviour characterised by distrust and lies. No layer of society is spared by this insidious pandemic that drives one to withdrawal into an intoxicating schizophrenia feeding on the most improbable fantasies.

… The paintings also question the meaning of time, asking the viewer to wonder when do scars of conflict heal as the country’s history ironically carries the same narrative. As time loops, the story always has the same ending: the average person cannot fulfill his dreams, he remains faceless and voiceless decade after decade.”]

Stefano Harney
Trích đoạn “Người Nghệ Sĩ Trong Xã Hội.” Trapholt 2016

Nguồn: http://damau.org/archives/42636