Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Các nhà chính trị Pháp đi thi (lại) tú tài môn Triết

clip_image001

Ngày 17/6 vừa qua toàn nước Pháp bắt đầu kỳ thi tú tài (tương đương với thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở ta). Theo truyền thống kỳ thi bắt đầu bằng môn Triết, cho tất cả thí sinh, được chia làm ba ban: “S” (scientifique, định hướng đi về Khoa học tự nhiên), “ES” (Economique et Sociale, Kinh tế và Xã hội), và “L” (Littéraire, Văn).

Đề thi Triết cho ba ban năm nay như sau (chọn một trong hai đề):
Ban Khoa học:
- Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?
- Có phải một tác phẩm nghệ thuật lúc nào cũng có một ý nghĩa?
Ban Kinh tế – Xã hội:
- Nghệ sĩ đưa ra một điều gì để hiểu chăng?
- Phải chăng ý thức của cá nhân chỉ là phản ánh của xã hội trong đó cá nhân ấy sống?
Ban Văn:
- Có phải tôi là con người mà quá khứ của tôi đã làm ra tôi?
- Tôn trọng mọi sinh vật có phải là một bổn phận đạo đức?
Ngoài ra thí sinh còn phải viết một bài luận về một đoạn văn của Cicéron (ở Ban Khoa học), của Spinoza (ở Ban Kinh tế – Xã hội), của Tocqueville (ở Ban Văn).
Vẫn như thường lệ, các đề thi tú tài triết thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội. Theo đề nghị của báo Le Figaro, một số nhà chính trị Pháp đã đồng ý “thi lại” môn triết với đề thi: “Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?”.
Aurélie Filipetti, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa (đảng Xã hội) nói: “Tôi thấy đây là một đề hay. Là thời sự vĩnh cửu của chính trị. Đây là mối quan hệ giữa hành động và đạo đức. Đề tài đầy tính thời sự”.
Đối với nhiều người, câu trả lời hẳn là rõ ràng. Jean Pierre Chevènement tuyên bố: “Không, chính trị không được thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật. Hãy nhớ lại cuốn sách của Pierre Mendès France, Sự thật dẫn đường cho những bước đi lớn của họ. Đấy là lịch sử của những nhà cộng hòa lớn đã làm nên nước Pháp hiện đại. Họ dựa trên một nền giáo dục tập thể chân chính và nhận được một sự ủng hộ vững chắc của nhân dân. Sự thật, đấy là chọn lựa tốt, và không phải ai cũng ngang tầm được với nó”.
Trên Twitter, Fançois Fillon phản ứng: “… Tuy nhiên họ biết rõ về điều này: giữa sự thật và chính trị, các quan hệ thường rất căng thẳng…”.
Nhưng nhiều người khác thì nghiêm khắc hơn trong lập luận của mình. Philippe de Villiers cho rằng: “Nếu chính trị thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật, thì nó sẽ chết vì điều đó, và đấy đúng là trường hợp hiện nay. Chính trị, chính trị thật sự, phải được thiết lập trên sự tôn trọng đặc quyền đối với lợi ích chung. Trong các thời kỳ suy thoái, mọi thứ đều trở thành nói dối. Hãy nhớ hô ngữ nổi tiếng của Soljenitsyne: “Thôi, đừng nói dối nữa!” .
Benoît Hamon, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục (Xã hội cánh tả) đối lập những người coi hành động chính trị phải “hướng đến cái lý tưởng, và do vậy dấn mình vào một cuộc tìm kiếm sự thật” và những người “nhân danh chủ nghĩa thực dụng, căn cứ vào thực tế” để bằng lòng (với một kiểu hành động) “thích hợp” … Về phần mình, Eric Woerth (Những người Cộng hòa) đưa ra ý tưởng về minh bạch (transparence), theo ông là không thể tuyệt đối: “Không phải mọi sự đều phải nói ra hết”.
Rama Yade, thuộc Liên minh Dân chủ và Độc lập, thì thẳng thắn hơn, bà công nhận: “Vâng, chính trị vượt ra ngoài sự bắt buộc của sự thật. Thậm chí tôi sẽ nói rằng nó từ chối điều đó (sự thật). Vả chăng đấy là điều tác động đến tôi nhiều nhất qua kinh nghiệm của tôi. Tôi công nhận và lấy làm tiếc về điều đó, ba lần than ôi!”. Bà còn bộc lộ với chúng tôi dàn ý bài bà sẽ làm nếu bà đi thi hôm nay. Trong phần thứ nhất bà sẽ đặc biệt nêu lên rằng: “Chính trị xử lý một đòi hỏi cao hơn đòi hỏi của sự thật; chẳng hạn ý tưởng về sự cân bằng xã hội”. Sau đó bà sẽ triển khai ý tưởng rằng: “Điều quan trọng không phải sự thật nói cho đến cùng, mà là sự thật của nó (của xã hội)”. Cuối cùng, trong phần thứ ba, bà sẽ bàn về những hệ quả của thực trạng ấy.
Nhiều nhà chính trị được hỏi đã mổ xẻ quá khứ: Laurent Wauquez (Những người Cộng hòa) gầm lên: “Đã ba mươi năm nay rồi chúng ta đã nghĩ nhất thiết không được nói sự thật với người Pháp để mà có thể cai trị đất nước”. Jean-Vincent Placé phê phán “những lời hứa dại dột” của các nhiệm kỳ bảy năm và năm năm đã qua. Về phần mình, từ Liban, Bruno Le Maire khẳng định: “Nói dối, không tôn trọng các cam kết đã làm suy yếu nền chính trị”.
Còn François Bayrou, người đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về sự thật trong chính trị, thì giải thích: “Trong một thời gian dài, người ta đã có thể chủ trương rằng chính trị và sự thật thuộc về hai lĩnh vực, một bên là hiệu quả, bên kia là tiếp cận đạo đức học”. Nhưng “ngày nay, nếu nó xa rời việc quan tâm đến sự thật, thì chính trị trở thành bất lực. Thế giới của Internet cho phép những thẩm tra thường trực”, “sự lột bỏ màn che phủ đó khiến cho nền chính trị vô liêm sĩ mất đi sự ủng hộ của dân chúng”.
Nguyên Ngọc thuật (theo Le Figaro)