Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Về việc trao đổi xung quanh cụm từ “Văn học đô thị miền Nam”

Sau khi Văn Việt đăng bài “Một bia mộ cho dòng văn học đô thị” của nhà văn Trần Hoài Thư và bài “Gọi là văn học đô thị đâu có gì sai?” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, chúng tôi nhận được lá thư sau đây của nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê (trích):

Tôi nghĩ, cụm từ “Văn học đô thị miền Nam” mà một số nhà nghiên cứu ở miền Bắc sử dụng là để thay thế cụm từ “Văn học Sài Gòn” vẫn được dùng trong nghĩa muốn thu hẹp đối phương lại, ý khinh bỉ, cũng như cụm từ “chính quyền Sài Gòn”, “chính quyền Hà Nội” mà hai bên gọi nhau, bên nọ cho bên kia không có hậu thuẫn của toàn dân.

Tuy cụm từ “Văn học đô thị miền Nam” có ý mở rộng và “bao dung” hơn “Văn học Sài Gòn”, nhưng vẫn ngụ ý: các anh chỉ nắm được vùng đô thị thôi, còn chúng tôi mới nắm toàn bộ miền Nam, với nền “Văn học giải phóng miền Nam”.

Anh Lại Nguyên Ân biện luận theo ý nghiã thông thường của chữ đô thị; anh ấy không chú ý đến khiá cạnh chính trị của ngữ nghiã, mà thời nào ngôn ngữ cũng ẩn ý chính trị cả.

Những người miền Nam không chấp nhận cụm từ này, vì họ đã nhìn thấy ẩn ý chính trị đằng sau. Ngôn ngữ không bao giờ neutre!

Về phần chúng ta, mình phải biết mình muốn gì, nếu mình muốn làm lại một nền Văn học Việt Nam đầy đủ, cho mai sau, thì phải bước trên những sự tranh luận có thể sẽ là vô bổ, mất thì giờ, gây chia rẽ, phẫn nộ, ai có lý ai không có lý cũng chẳng đi đến đâu”.

Văn Việt đã xác định mục tiêu của mục “Văn học miền Nam 1954-1975” là minh định những giá trị và đóng góp của mảng văn học này: “Một mảng lớn và quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX, là Văn học miền Nam 1954-1975 (tức nền văn học trong lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng Hòa), đã bị gạt vào quên lãng. Không chỉ những giá trị đặc sắc nhất của khu vực văn học này gần như hoàn toàn bị che lấp đối với công chúng, kể cả với những người cầm bút ngày nay, mà những hiểu biết và nhận định hoặc về toàn bộ mảng văn học này, hoặc về từng tác giả và tác phẩm của nó thường bị thiên lệch nặng nề vì những định kiến ý thức hệ dai dẳng. Trong khi dù song song với những mảng văn học khác cùng thời, do những điều kiện riêng biệt, chính ở đây lại đã có thể có những thành tựu, cả qua sáng tạo tác phẩm và trong không gian sinh hoạt văn học, rất đáng suy nghĩ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực hôm nay”.

Để tập trung vào mục tiêu tốt đẹp ấy, Văn Việt xin ngưng đăng những bài trao đổi xung quanh danh xưng “Văn học đô thị miền Nam” và chỉ giới thiệu những tác phẩm và những bài nghiên cứu quan trọng về nội dung, nghệ thuật văn học miền Nam 1954-1975. Nếu có đăng lại những bài nghiên cứu trước đây ở miền Bắc trước 1975 hay ở Việt Nam sau 1975 như tư liệu tham khảo, đối chiếu, trong đó vẫn có cụm từ “văn học đô thị miền Nam”, xin xác định đó là quan điểm của tác giả, không phải là quan điểm của Văn Việt.

Văn Việt